Tủ thuốc gia đình là một trong những thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc chuẩn bị sẵn một số loại thuốc và các vật dụng y tế thiết yếu trong gia đình vô cùng hữu ích cho những trường hợp cần thiết liên quan đến sức khoẻ. Vậy những loại thuốc cần có trong gia đình là gì, gồm những loại nào? Cùng dược sĩ 5s điểm qua nhé!
A. Danh mục thuốc tủ thuốc gia đình bao gồm những gì?
Chúng ta đều biết mỗi gia đình đều cần có 1 tủ thuốc nhỏ dự phòng, nhưng không phải ai cũng biết những loại thuốc nào cần thiết nhất để chuẩn bị. Dược sĩ 5s sẽ gợi ý cho bạn những loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình bao gồm những loại sau đây:
1. Thuốc tiêu hóa
Trong quá trình ăn uống hàng ngày. Không tránh khỏi những lúc chúng ta ăn phải những thực phẩm không tốt dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, hay đau bụng tiêu chảy. Vì vậy, việc trang bị một số loại thuốc tiêu hóa là vô cũng cần thiết. Những loại thuốc tiêu hóa như: Motilum M có tác dụng điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu; thuốc becberin, smecta có tác đụng điều trị đau bụng tiêu chảy, có thể sử dụng thêm Oresol để cung cấp thêm nước cho người bị mất nước do tiêu chảy.
Với những trường hợp bị táo bón có thể sử dụng Natufib, Optibac. Lưu ý với những gia đình có trẻ nhỏ cần tìm hiểu kỹ các loại thuốc tiêu hóa dành riêng cho trẻ (có thể ở dạng bột hay viên uống,…).
2. Thuốc hạ sốt, cảm cúm
Thay đổi thời tiết thất thường, nhất là những ngày giao mùa nóng lạnh đột ngột rất dễ dẫn đến sốt và cảm cúm. Cảm cúm là căn bệnh truyền nhiễm, căn bệnh rất dễ lây nhiễm sang trẻ bởi trẻ nhỏ có sức đề kháng tương đối yếu so với người lớn.
Trong tủ thuốc gia đình cần tích trữ hai loại thuốc sốt, cảm cúm. Một là loại dành cho người lớn và các loại thuốc dành cho bé. Thuốc dành cho người lớn như paracetamol dạng viên nén, sủi bọt và paracetamol dạng bột dành cho trẻ nhỏ. Các loại thuốc trị cảm cúm thông thường như tiffy,..
3. Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý (Nacl 20%) đây là một loại thuốc rất rẻ. Mỗi gia đình nên tích trữ khoảng 3-4 lọ để sử dụng dần. Giá thành rẻ nhưng công dụng của nó thì lại rất nhiều. Một số trường hợp sau có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý:
Khi ra ngoài bụi bặm, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, mũi của mình. Hoặc cũng có thể sử dụng để vệ sinh mắt, mũi khi bị sốt siêu vi, cảm cúm thông thường hay khi đi bơi về.
Dùng để súc miệng mỗi tối trước khi ngủ hay khi bị đau răng chỉ cần súc miệng bằng nước muối sinh lý bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Khi bị dị vật rơi vào mắt bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để đẩy dị vật ra khỏi mắt.
Dùng để vệ sinh các vết thương hở, sát trùng da.
4. Miếng dán Salonpas
Miếng dán salonpas rất có hiệu quả trong việc giảm đau nhức các vùng cơ bắp, cứng vai, đau lưng dạng nhẹ, các vết bầm tím, bong gân hay bị viêm khớp. Đây có lẽ là một loại thuốc không thể thiếu trong bất kỳ tủ thuốc gia đình nào. Miếng dán salonpas cũng rất hiệu quả trong việc giảm đau đầu, bạn chỉ cần cắt 2 miếng nhỏ dán lên 2 vùng thái dương là cơn đau cũng được giảm đáng kể.
5. Thuốc sát trùng
Hoạt động hàng ngày của chúng ta, đôi khi không tránh khỏi những lúc bất cẩn gây sứt sát da. Trong trường hợp này thực sự cần thiết có những loại thuốc sát trùng để tránh bị nhiễm trùng vết thương. Một số loại thuốc sát trùng nên có như Oxi già, cồn etanol 70 độ dùng để rửa các vết thương mới, vết thương ngoài da.
6. Các loại dầu như dầu gió, dầu phật linh
Có tác dụng hỗ trợ trị các chứng đau đầu, sốt, cảm cúm.
7. Các loại thuốc da liễu
Petanol ở dạng xịt hay dạng bôi là một trong những loại thuốc da liễu trị bỏng hữu hiệu.
Một số loại thuốc chống dị ứng có thể kể đến như Loratadine dạng viên hoặc siro (dành cho trẻ em) dùng trong trường hợp nổi mẩn ngứa hoặc nổi mề đay cấp tính. Ngoài ra nên có thêm loại thuốc về chống dị ứng hay các thuốc chống muỗi (eurax).
Với mỗi gia đình có trẻ nhỏ thì việc chuẩn bị những loại thuốc thiết yếu và thường dùng cho bé là hết sức cần thiết. Dưới đây là danh sách các loại thuốc cần có cho bé mà mỗi bậc cha mẹ cần chuẩn bị trong tủ thuốc gia đình mình:
Thuốc hạ sốt: bé bị sốt nhẹ dưới 38.5 độ thì mẹ chưa cần cho bé uống thuốc. Thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ nhỏ hiện nay là paracetamol với 4 dạng bào chế là viên nén, sủi hoà tan trong nước, dạng bột và thuốc dạng đặt (đặt ở hậu môn). Với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nên dùng thuốc hạ sốt dạng hoà tan trong nước.
Nước muối sinh lý (NACL 9%): Nước muối sinh lý rất hữu hiệu cho việc làm sạch, sát khuẩn. Cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, nhỏ mũi hàng ngày hay sát khuẩn vết thương nhẹ ngoài da cho bé.
Thuốc nhỏ mắt V Rohto: Bạn nên có sẵn thuốc nhỏ mắt V Rohto để phòng trường hợp trẻ bị đau mắt.
Thuốc chống hăm cho bé: trẻ phải dùng tã thường xuyên rất dễ bị hăm mông, hăm háng, hăm cổ,... Các bậc cha mẹ nên chuẩn bị sẵn thuốc chống hăm cho bé. Loại thuốc hăm được nhiều gia đình an tâm lựa chọn hiện nay có thể nhắc đến kem trị hăm Bepathen.
Panthenol - thuốc sơ cứu khi bị bỏng: Da trẻ nhỏ rất non nớt, khả năng bị nhiễm trùng khi bị bỏng là rất cao nếu không biết cách xử lý kịp thời. Khi bị bỏng hãy xả/chườm nước lạnh vào vết bỏng từ 5 - 7 phút, sau đó thoa lên vết bỏng lớp thuốc panthenol để kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Thuốc tiêu chảy: Trong danh sách các loại thuốc cần có cho bé thì thuốc tiêu chảy là loại thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình. Bạn hãy mua sẵn gói thuốc Hidrasec 10mg hay 30mg (thành phần chủ yếu là racecadotril).
Thuốc ho: các loại thuốc ho dạng siro như Astex hoặc pectol.
B. Các vật dụng y tế cần có trong tủ thuốc gia đình gồm những gì?
Vật dụng y tế góp phần giúp bạn có những chẩn đoán chính xác tình hình sức khỏe của bạn và gia đình hơn. Từ đó có thể biết được mình cần làm gì? ( có những bước sơ cứu ban đầu đối với người bệnh, làm giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra).
1. Cặp nhiệt độ
Cặp nhiệt độ là một trong những dụng cụ nhất định phải có trong tủ thuốc gia đình nhà bạn. Với những nghi ngờ người ốm có biểu hiện của sốt, để chẩn đoán chính xác nhất cần có chiếc cặp nhiệt độ. Cặp nhiệt độ giúp bạn có thể kiểm soát và theo dõi được nhiệt độ của người ốm. Cặp nhiệt độ có 2 loại, cặp nhiệt độ thủy ngân và cặp nhiệt độ điện tử.
2. Máy đo huyết áp
Máy đo huyết áp giúp bạn kiểm soát và theo dõi tần số huyết áp, nhịp tim. Nếu gia đình bạn có người già hay người mắc bệnh huyết áp hay các bệnh về tim mạch. thì đây là một dụng cụ hữu ích dành cho gia đình bạn.
3. Băng gạc y tế, bông, băng keo
Dùng để phòng các trường hợp bị đứt tay, xước da. Sau khi khử trùng dùng băng gạc để băng bó lại vết thương.
4. Kéo
Phải đảm bảo có 1 chiếc kéo sạch, chuyên dụng cho việc cắt băng gạc, băng keo. Tránh sử dụng kéo bẩn dẫn đến việc nhiễm trùng vết thương.
5. Túi chườm nóng/ lạnh
Đây là dụng cụ giúp làm giảm cơn đau bụng, giảm sưng, hạ sốt.
Trên đây là những loại thuốc cần có trong gia đình, bao gồm cả thuốc và các vật dụng y tế khác. Hy vọng rằng những gợi ý của dược sĩ 5s này sẽ giúp ích cho bạn và gia đình sử dụng tủ thuốc gia đình chăm sóc sức khỏe!
Hãy để Dược Sĩ 5s trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe bạn và gia đình bạn! Có bất kỳ thắc mắc nào bạn cứ Comment hoặc Inbox cho chúng mình nha, Dược Sĩ 5s luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn hết mình!