Mụn đầu đen là một dạng nhẹ của mụn trứng cá và thường hình thành trên mặt, đặc biệt là ở mũi và cằm, nhưng chúng cũng có thể xuất hiện ở lưng, ngực, cổ, cánh tay và vai.
1. Nguyên nhân gây mụn đầu đen
Mụn đầu đen hình thành khi một nang lông trên da bị tắc hoặc bít lại. Các tế bào da chết và dầu thừa tích tụ trong lỗ nang lông, tạo ra vết sưng. Nếu da trên vết sưng mở ra, tiếp xúc với không khí sẽ làm cho nốt mụn có màu đen, từ đó hình thành mụn đầu đen. Nếu da không mở ra, mụn đầu trắng sẽ hình thành.
Mụn đầu đen là một loại mụn trứng cá. Nguyên nhân phổ biến nhất là do tuyến dầu sản xuất quá mức, có thể xảy ra trong quá trình thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như tuổi dậy thì, kinh nguyệt và mang thai. Mụn đầu đen cũng có thể hình thành khi các nang lông bị kích thích hoặc khi các tế bào da chết không bong ra thường xuyên.
2. Cách loại bỏ mụn đầu đen
Nếu bạn đã có mụn đầu đen, có một số phương pháp có thể giúp loại bỏ và phòng ngừa.
- Sử dụng sản phẩm có axit salicylic: Một thành phần cần thiết để loại bỏ mụn đầu đen là axit salicylic, giúp tăng tốc độ tái tạo tế bào và làm thông thoáng lỗ chân lông.
- Thêm retinoid vào thói quen chăm sóc da: Retinoid có sẵn theo đơn (chẳng hạn như retin-A) và không kê đơn (differin) là một phương pháp để loại bỏ mụn đầu đen. Retinoid hoạt động bằng cách thúc đẩy quá trình tái tạo da và giảm ‘độ dính’ của tế bào da, ngăn chặn sự tắc nghẽn của nang lông.
Lưu ý, khi mới bắt đầu điều trị bằng retinoid, mụn có thể trở nên vượng hơn, nhưng khi tiếp tục điều trị, các lỗ chân lông bắt đầu cải thiện và với quá trình tái tạo da được thúc đẩy, chúng sẽ ít có khả năng bị tắc nghẽn hơn trong tương lai.
Retinoids không chỉ giúp cải thiện mụn trứng cá mà còn rất tốt trong việc chống lão hóa và tái tạo da.
Bên cạnh đó, không nên chạm tay vào da, tuân theo chế độ điều trị và đợi mụn lành hẳn.
3. Khi nào cần gặp bác sĩ
Mặc dù mụn đầu đen có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong các trường hợp: Các sản phẩm không kê đơn, không giải quyết được tình trạng bùng phát; hoặc trong trường hợp tự nặn mụn không hết, nhân có thể bị đẩy sâu vào bên trọng lớp biểu bì, tạo ra nguy cơ nhiễm trùng, hoặc các tình trạng da khác như vết côn trùng cắn, mụn nhọt… cũng thường bị nhầm lẫn với mụn đầu đen, bạn cần đi khám để được bác sĩ tư vấn và áp dụng các biện pháp ứng phó phù hợp.
Hãy để dược sĩ 5s trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe bạn và gia đình bạn. Có bất kì thắc mắc nào bạn cứ comment hoặc inbox cho đội ngũ dược sĩ nha, dược sĩ 5s luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn hết mình!